Tác giả:

ĐẶNG TẤN HẬU


















































Chúng ta có tục lệ “tống cựu nghinh tân” vào ngày đầu năm âm lịch. Tôi có viết bài cuối năm với tựa đề “tổng kết tinh hình đất nước VN từ 1954 đến 2010” gọi là tống cựu và bây giờ, tôi viết bài đầu nằm với tựa đề “sóng thần tự do dân chủ” gọi là nghinh tân.

Từ tháng giêng cho đến nay, chúng ta chứng kiến biến cố “cách mạng” xảy ra tại hai xứ Tunisie và Ai Cập. Cách mạng này còn lan rộng sang đến các quốc gia khác trên thê giới mà người ta gọi là cách mạng hoa lài hay sóng thần tự do dân chủ Tunisami.

Lần lược, chúng ta thử tìm hiểu về cách mạng hoa lài xảy ra tại Tunisie, kế tiếp là Ai Cập, cuối cùng là đất nước Việt Nam.

Có điểm khác biệt lớn giữa hai xứ Tunisie và Ai Cập. Tunisie nhỏ về diện tích và dân số so với Ai Câp có diện tích lớn hơn gấp 6 lần và dân số đông gấp 7 lần. Mặc dù cả hai xứ đều nằm ở Bắc Phi, nhưng vị trí của xứ Ai Cập quan trọng hơn Tunisie vì Ai Cập kiểm soát kinh Suez là nơi vận chuyển dầu hỏa và ảnh hưởng đến giá cả dầu trên thế giới.

Ngoài ra, Ai Cập (hay nói đúng hơn là TT Mubarak Ai Cập) giữ vai trò quan trọng cân bằng giữa Do Thái và các quốc gia Hồi Giáo tại Trung Đông. Đó là lý do tại sao HK và Do Thái yểm trợ cho nhà độc tài Mubarak ở Ai Cập. Hàng năm, HK viện trợ quân sự cho Ai Cập trên $1.4 tỷ mỹ kim.









Có nhiều điểm tương đồng giữa hai quốc gia Tunisie và Ai Cập như sau:

- cả hai quốc gia đều theo chế độ độc tài,

- cả hai quốc gia đều nghèo (nhưng giàu hơn VN dựa trên tổng số lượng/đầu người),

- cả hai đều có hố ngăn cách lớn giữa dân nghèo và dân giàu vì các sinh hoạt kinh tế thương mại nằm trong tay của nhà cầm quyền,

- cả hai đều dựa trên sự trung thành của công an, cảnh sát và xã hội đen,

- cả hai đều cấm dân chúng tụ tập đông đảo vì sợ dân chúng biểu tình.

Cách mạng xảy ra tại Tunise và Ai Cập giống nhau qua 7 giai đoạn như sau:

- giọt nước tràn;

- biểu tình;

- đàn áp;

- tiếp tục biểu tình;

- nhượng bộ;

- đòi từ chức;

- bôn tẩu.

Bảy Giai Đoạn

1. Giọt nước

Tunisie: Anh sinh viên Bouazizi không có việc làm. Anh vay tiền để mướn xe chở rau cải bán hàng rong. Bà cảnh sát tịch thu xe của anh vì anh không có giấy phép bán hàng rong. Không có xe thì anh không thể kiếm ra tiền để trả nợ nên anh tự thiêu vào ngày 17.12.10 và chết trong ngày 4.1.11

Ai Cập: Thanh niên Khaled Said 28 tuổi bị cảnh sát đánh chết vào tháng 6, 2010. Thanh niên Ghonim bất bình hành động cảnh sát nên nhân dịp cách mạng xảy ra tại Tunisie, anh viết trên Facebook kêu gọi sinh viên biểu tình ngày 25.1.11 là ngày TT Mubarak tổ chức tưởng thưởng công lao của công an cảnh sát tại quảng trường Tahrir.

2. Biểu tình

Tunisie: Các sinh viên học sinh xót xa trước cái chết của anh Bouazizi và cảm thông tình cảnh của anh vì có cùng cảnh ngộ bị áp bức, nghèo đói, không có công ăn việc làm nên liên lạc với nhau qua mạng (Facebook, Twitter) kêu gọi biểu tình vào ngày 11.1.11.

Ai Cập: Hơn 80,000 người kéo nhau đi biểu tình ngày 25.1.11 tại quảng trường Tahrir.

3. Đàn áp

Tunisie: Chính phủ cho công an, cảnh sát và xã hội đen đàn áp người biểu tình. Quân đội đứng trung lập vì vai trò quân đội không quan trọng tại Tunisie.

Ai Cập: Chính phủ cho công an cảnh sát ra tay đàn áp và bắn vào dân chúng.

4. Tiếp tục biểu tình

Tunisie: Dân chúng không sợ sự đàn áp của cảnh sát, công an và tiếp tục biểu tình

Ai Cập: Dân chúng không sợ và tiếp tục biểu tình. Đám xã hội đen được điều động đến để ủng hộ TT Mubarak và gây rối loạn trong thành phố. Quân đội đem xe tăng vào thành phố và cô lập nhóm xã hội đen. 5. Nhượng bộ

Tunisie: TT Ben Ali nhượng bộ, hứa bỏ ra $4.5 tỷ mỹ kim tạo 30,000 công ăn việc làm, sa thải bộ trưởng nội vụ và cho điều tra quan chức tham nhũng. Ai Cập: TT Mubarak nhượng bộ, cách chức bộ trưởng nội vụ, tuyên bố không tái tranh cử vào tháng 9, 2011, tăng lương căn bản, thả tù nhân chính trị. 6. Đòi từ chức

Tunisie: Dân chúng không tin lời hứa của TT Ben Ali và đòi ông từ chức.

Ai Cập: Dân chúng không tin lời hứa của TT Mubarak và đòi ông từ chức.

7. Bôn tẩu

Tunisie: TT Ben Al i và gia đình bôn tẩu sang Arabie Saoudite vào ngày 15.1.11

Ai Cập: Ngày 9.2.11, dân chúng tuyên bố tổ chức biểu tình lớn vào ngày 11.2.11 nếu TT Mubarak không từ chức. Ngày 10.2.11, TT Mubarak tuyên bố trao quyền hành cho phó tổng thống, nhưng không từ chức. Ngày hôm sau, dân chúng kéo nhau biểu tình thì chiều cùng ngày (11.2.11), TT Mubarak và gia đình bôn tẩu.

Phản ứng của các quốc gia tây phương như thế nào? Buổi ban đầu cách mạng tại Tunisie, bà ngoại trưởng Pháp Michèle Alliot-Marie xin quốc hội Pháp chuẩn y cho chính phủ Pháp đem cảnh sát qua Tunisie để giúp TT Ben Ali dẹp biểu tình (*).

Tunisie là thuộc địa củ của Pháp. Bà ngoại trưởng thường đi nghĩ hè hàng năm tại Tunisie, lẽ tất nhiên do TT Ben Ali đài thọ. Bà đang bị quốc hội Pháp làm áp lực từ chức vì đi du lịch không tốn tiền.

Hiện nay, Tunisie đang có khoảng trống chính trị vì không có người lãnh đạo. Tướng Rachid Ammar có thể là người sẽ lên cầm quyền vì quân đội trung lập ngay từ ngày đầu của cách mạng. Ông Ammar tuyên bố “quân đội bảo vệ cách mạng” (lẽ tất nhiên, lời tuyên bố chỉ có sau khi TT Ben Ali bôn tẩu).

Phản ứng của HK đối với tình hình Ai Cập tế nhị hơn. Ai Cập là quôc gia Hồi Giáo, kiểm soát kinh Suez, nhưng có khuynh hướng cởi mở với HK và Do Thái và giúp cho HK giữ thế cân bằng tại vùng Trung Đông. Vì thế, mặc dù TT Mubarak là nhà độc tài, HK vẫn phải ủng hộ ông ta vì quyền lợi của HK và Do Thái.

Nhưng, đứng trước khí thế lòng dân muốn có tự do dân chủ, chính phủ HK không thể ngăn cản sóng thần cách mạng Tunisami nếu HK muốn người dân Ai Cập còn có cảm tình và tin tưởng HK trong tương lai.

Ngay ngày đầu cách mạng, bà ngoại trưởng Hillary Clinton còn tuyên bố tình hình Ai Cập ổn định. Mấy ngày sau, TT Obama mới bày tỏ Ai Cập cần có sự thay đổi, nhưng HK vẫn còn sợ nhóm Hồi giáo quá khích có thể nhảy lên cầm quyền.

Ai Cập đang có khoảng trống chính trị mà 3 nhóm có thể ảnh hưởng vai trò lãnh đạo đất nước trong tương lai; đó là phó tổng thống Suleiman (được HK và Do Thái ủng hộ), khoa học gia Nobel Elbaradi và Huynh Đệ Hồi Giáo (tổ chức nằm ngoài pháp luật dưới thời TT Mubarak). Bây giờ, chúng ta còn có thêm tổng tư lệnh quân đội đang cầm quyền thay thế TT Mubarak.

TC thừa dịp này thọc gậy bánh xe HK. TC tuyên bố “tôn trọng ý của người dân Ai Cập (sic), nhưng kêu gọi các quốc gia bên ngoài (ý nói HK) không nên can thiệp vào nội bộ Ai Cập (ý muốn nói HK không được xen vào nội bộ TC như đặt vấn đề tự do dân chủ tại TC).

[ Điều cần biết, nếu LHQ hay tòa án quốc tế không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia chậm tiến thì thế giới sẽ có thêm nhiều trường hợp tàn sát, giết người tập thể như Tết Mậu Thân ở Huế, Pol Pot ở Cao Miên, Thiên An Môn ở Bắc Kinh hay các quốc gia khác ở Phi Châu ].







Trước khi bàn về VN, chúng ta cần tìm hiểu thêm về hai danh từ cách mạng hoa lài và sóng thần Tunisami. Hoa lài có sắc trắng mùi thơm nhẹ. Người Tầu có loại trà hoa lài. Người dân Tunisie thường hay giắt hoa lài trên vành tai như loại trang sức rẻ tiền. Người ta đã thi vị hóa mùi mồ hôi cách mạnh tự do như mùi thơm của hoa lài.

Danh từ sóng thần tự do dân chủ Tunisami do 2 chữ ghép lại là Tunisie và Tsunami. Tsunami là tiếng Nhật có nghĩa là các cơn sóng thần nối tiếp nhau đánh vào bờ quét sạch tất cả những gì cản trở. Tunisie là nơi đầu tiên có cuộc cách mạng hoa lài nên chúng ta có tên là Tunisami tức là sóng thần tự do dân chủ (Tunisie+Tsunami).

Mục đích của cách mạng là sự thay đổi chế độ củ bằng chế độ mới. Cách mạng cổ điển cần có người lãnh đạo sách động và đổ máu trả thù nhà cầm quyền củ như cách mạng Pháp 1789, cách mạng cộng sản 1917.

Thí dụ điển hình là sau ngày 30.4.75, CSVN cưỡng chiếm miền nam VN và trả thù dân-quân-cán-chính VNCH bằng cách cầm tù cải tạo, đày đi kinh tế mới, đánh tư sản, cướp nhà cửa v.v.., kể cả trường hợp CSVN bắt con em của con dân miền nam đi lính đánh giặc bên Cao Miên để mượn lính Miên giết chết bớt thành phần con em của người dân miền nam.

Vào cuối thập niên 80, chúng ta có “cách mạnh nhung” xảy ra tại Đông Âu nhằm giải thể chế độ độc tài cộng sản thay thế bằng chế độ tự do. Khác với cách mạng cộng sản, cách mạng nhung có người lãnh đạo, nhưng không có đổ máu trả thù.

Cách mạng hoa lài có hai đặc tính đặc biệt là không có người lãnh đạo (lời kêu gọi biểu tình qua mạng lưới Facebook, Twitter) và không có đổ máu trả thù. Cách mạng hoa lài ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới như bàn cờ domino.

Các chính phủ của nhiều quốc gia độc tài đã bắt đầu cải tổ nội các, mời các thành phần đối lập vào nội các để tránh cơn sóng thần tự do dân chủ có thể quét sạch họ. Đó là một quyết định chính trị khôn ngoan. Thí dụ, hai xứ Jordan và Pakistan vừa mới cải tộ nội các hay Cuba vừa mới thả nhà lãnh đạo đối kháng Guido Sigler ra khỏi nhà tù để “nhóm phụ nữ áo trắng giảm phần nào cơn phẩn nộ”.

Nhìn về VN, chúng ta thấy gì? VN là quốc gia nhỏ hơn Ai Cập, lớn hơn Tunisie, dân số đông hơn cả hai quốc gia này, nhưng VN nghèo hơn cả hai xứ Tunisie và Ai Cập. Hố ngăn cách giàu nghèo rất lớn tại VN giữa thiểu số đảng viên và đại đa số quần chúng, giữa dân thành thị và nông thôn.

Người dân Ai Cập và Tunisie chỉ mang có 1 gông vì chế độ độc tài tham nhũng. Dân Việt phải mang 2 gông vì kinh tế thị trường bốc lột và xã hội chủ nghĩa cướp nhà của người dân. Luật csvn không cho phép người dân có quyền tư hữu bất động sản nên cán bộ có thể cướp nhà của dân oan khiếu kiện.

VN nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, vay tiền nhiều hơn có vốn, phá giá đồng tiền nhiều lần trong năm qua nên vật giá và lạm phát gia tăng, thất nghiệp cao tại VN. Tiền hối xuất cho cả nước VN chỉ tới $10 tỷ mỹ kim bằng số tiền do một thiểu số người Việt hải ngoại gởi về VN trong năm qua. CSVN trên đà phá sản, đó là chưa kể các đại công ty như Vinaxin không trả nổi nợ.

Công an cảnh sát VN không đông bằng công an của các xứ Tunisie hay Ai Cập. Mặc dù CSVN ngăn cấm tụ tập và kiểm soát mạng lưới, người dân VN vẫn có thể liên lạc qua mạng lưới và kéo nhau đi biểu tình vào ngày lễ hội lớn do CSVN tổ chức (nếu muốn). Nói tóm lại, VN có đầy đủ yếu tố để cơn sóng thần tự do dân chủ có thể quét sạch chế độ cộng sản tại VN.

Nhưng tại sao sóng thần tự do dân chủ chưa đến VN? có thể vì tinh thần của người dân miền nam còn đang trong cơn mê sảng do những năm tháng tù đày khủng bố từ 75 đến cuối thế kỷ 20? Có thể vì người dân miền bắc vừa mới thoát qua thời kỳ tem phiếu nghèo đói trước 75 nên thỏa mãn những gì vừa mới có? nên người dân của cả hai miền nam-bắc quên đi quyền sống và nhân cách của mình?

Có thể tinh thần ái quốc đã bị tê liệt vì cộng sản khủng bố trong nhiều thập niên qua? Có thể quân đội nhân dân là quân đội “bán nước”, chỉ biết phục vụ cho các quan thái thú bắc triều thay vì phục vụ cho tổ quốc VN? (chứng cớ là đại tướng quân Võ Nguyên Giáp thỏa mãn với chức vụ xưởng đẻ còn gọi là cầm quần chị em ta).

Thông thường, các nhà lãnh đạo thức thời, hiểu biết thời cuộc và am tường sự tiến hóa của nhân loại. Họ cải tổ ngay lối làm việc, biết lắng nghe tiếng nói của người dân và chấp nhận đa nguyên đa đảng. Ngược lại, CSVN ngoan cố và tham quyền cố vị. Họ quyết định đưa đất nước VN vào con đường độc đảng và nô lệ phục vụ cho ngoại bang.

Đại hội đảng cộng sản kỳ thứ XI vào đầu năm 2011 đã đi theo con đường độc tài độc đảng. Họ còn đưa đám thân TC lên cầm quyền như Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư đảng, Tô Huy Rứa vào bộ chính trị, Đinh Thế Huynh làm trưởng ban tuyên giáo v.v

Họ không ngại ngùng đưa con cháu của họ vào bộ chính trị theo truyền thống cha truyền con nối như Bắc Hàn. Thí dụ con của Nguyễn Tấn Dũng, con của Nông Đức Manh, con của Nguyễn Chí Thanh v.v. CSVN còn gia tăng băt bớ các nhà yêu chuộng tự do dân chủ như ông Vũ Quang Thuận là thành viên của Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt Nam hay cha Lý vừa mới bị bắt trở lại nhà tù.

Họ hiến dâng một phần lãnh thổ, lãnh hải cho TC. Họ cho TC khai thác Bauxite làm hư hại môi trường VN. Họ cho dân quân TC tràn vào VN để tạo thành đạo quân thứ năm xâm chiếm đất nước ta trong tương lai hay chuẩn bị cho TC dùng đường xe lửa cao tốc thôn tính VN cho lẹ đi từ bắc xuống nam.

Tóm lại, VN có đầy đủ điều kiện để cách mạng hoa lài có thể xảy ra như Tunisie và Ai Cập. HK không dại gì ủng hộ một chế độ đi ngược lại nguyện vọng của người dân, một xã hội bất ổn. TC chỉ có thể thương thuyết về biên cương với nhà cầm quyền đại diện của dân vì tất cả văn kiện do CSVN ký đều vô giá trị, vì đảng CSVN không do dân bầu ra.

Chúng ta không cần “đèn xanh hay đèn đỏ” bật lên vì mạng sống của chúng ta phải do chính chúng ta định đoạt. Cái hay của cách mạng hoa lài là không cần người lãnh đạo. Sinh viên học sinh chỉ cần thấy chuyện bất bình thì họ có thể ra tay, liên lạc với nhau qua mạng để biểu tình tranh đấu cho quyền làm người và danh dự của mình.

Người Việt có câu “lớn thuyền, lớn sóng”. Cây cỏ biết nghiêng theo chiều gió nên không bị gãy. Cây cổ thụ cứng rắn sẽ tróc gốc khi gặp cơn bảo lớn. Cùng thế đó, CSVN biết chiều theo lòng dân thì còn sống. Nghịch lại ý dân, sớm muộn gì cơn chấn động cách mạng cũng sẽ làm nổ tung chế độ cộng sản và họ còn phải trả thêm nợ máu tàn sát tập thể người dân VN trong các thập niên qua.

Enough is enough! Thôi đủ rồi! Chúng ta đã nhịn nhục đảng CSVN hơn 30 năm rồi, bây giờ đã đến lúc những anh hùng Phù Đổng Thiên Vương phải ra tay cứu quốc. Nước người có tự do, chúng ta phải có tự do. Nước người làm được thì chúng ta phải làm được! Yes. We can!.



Ghi chú:

* Số lượng cảnh sát công an của xứ Tunisie đông hơn dân số cảnh sát công an của nước Pháp, cứ 10 người dân là có một công an hay cảnh sát, có lẽ còn đông hơn công an cảnh sát VN, nhưng cũng phải chịu thua trước sức mạnh của quần chúng đòi tự do dân chủ.



Đặng Tấn Hậu

11.2.2011, (mùng 9 tháng giêng năm Tân Mão)














Free Web Template Provided by A Free Web Template.com